Khi đánh răng bạn có thường xuyên bị chảy máu lợi hay chảy máu chân răng? Đi kèm với đó là một số dấu hiệu bất thường như sưng nướu, hôi miệng,… Không biết lợi dễ bị chảy máu có niềng răng được không? Chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến lợi dễ bị chảy máu
Nhiều người cảm thấy lợi bị chảy máu là điều bình thường và không mấy quan tâm. Tuy nhiên nguyên nhân của nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh lý cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Lợi dễ bị chảy máu do bệnh lý răng miệng
Lợi bị chảy máu hay chảy máu chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng như:
– Viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn tới tình trạng bị chảy máu. Điều này do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, chưa thể loại bỏ hết vụn thức ăn và cao răng bám ở chân răng. Phần chân răng tích cụ càng nhiều vi khuẩn thì khả năng viêm lợi chảy máu càng cao.
– Các bệnh lý về răng
Ở những vị trí khuất sâu bàn chải đánh răng sẽ hơi khó tiếp cận làm cho thức ăn dễ đọng lại. Từ đây hình thành nên bệnh sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng chân răng. Người bị sâu răng thường có xu hướng tránh nhai ở bên răng sâu do đau và ê buốt. Điều này càng khiến mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu.
– Các bệnh lý ở vùng quanh răng
Lợi dễ bị chảy máu có thể xuất phát từ bệnh lý vùng quanh răng, ví dụ như viêm nha chu. Bạn nên điều trị sớm vì nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khó phục hồi hoàn toàn vùng quanh răng bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe.
– Chấn thương lợi
Chấn thương lợi do bạn chà xát mạnh lên răng, va đập lợi, tác động vào răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa sai cách, sử dụng bàn chải có lông quá cứng,…
– Răng mọc lệch, chen chúc
Răng mọc lệch ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn, đồng thời làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Không làm sạch cẩn thận, thức ăn thừa còn lại mắc trong kẽ răng dễ khiến lợi bị viêm, chảy máu.
Lợi dễ bị chảy máu do nguyên nhân khác
– Thiếu Vitamin K
Vitamin K được biết đến là yếu tố giúp đông máu quan trọng của cơ thể. Nếu bạn bị thiếu hụt chất này sẽ khiến cơ thể dễ bị chảy máu và khó ngừng hơn. Người bị thiếu hụt vitamin K thường do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống kém,… Một trong những biểu hiện của thiếu Vitamin K là thường xuyên bị chảy máu chân răng.
– Thay đổi nội tiết tố
Với người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn mà hormone trong cơ thể thay đổi thất thường. Ví dụ như tuổi dậy thì, khi mang thai, giai đoạn mãn kinh. Nếu sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có thể gây ra tình trạng tương tự. Điều này được xem là nguyên nhân dẫn tới chảy máu lợi.
– Bệnh lý về gan
Gan là cơ quan nội tạng đảm nhận chức năng quan trọng của cơ thể, trong đó bao gồm đông máu. Người bị mắc bệnh gan thường gặp nhiều hệ lụy về sức khỏe, trong đó có chảy máu chân răng thường gặp và không quá nghiêm trọng.
– Bệnh tiểu đường
Lợi dễ bị chảy máu cũng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nằm trong nhóm các biến chứng nhiễm trùng. Việc điều trị viêm lợi ở bệnh nhân tiểu đường không đơn giản. Người này sẽ bị viêm lợi kéo dài, tổn thương vùng quanh răng nặng nề, nghiêm trọng hơn là mất răng vĩnh viễn hàng loạt.
– Do ảnh hưởng của thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính như chống động kinh, điều trị ung thư, thuốc dùng cho bệnh nhân đau tim, đau tủy, bạch cầu có thể gây chảy máu lợi ở mức độ khác nhau. Ngoài ra chứng căng thẳng, nghiện hút thuốc lá, HIV,… cũng dễ dẫn tới tình trạng trên.
Lợi dễ bị chảy máu có niềng răng được không?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn thời gian gần đây giúp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn, hô, móm, răng lệch lạc,… hiệu quả. Tuy nhiên một số người băn khoăn không biết lợi dễ bị chảy máu có niềng răng được không? Theo chuyên gia, trước tiên bạn cần khắc phục triệt để tình trạng lợi bị chảy máu trước. Sau đó niềng răng sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Như đã chia sẻ ở trên, lợi dễ bị chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mọi người nên sắp xếp thời gian đến địa chỉ nha khoa uy tín. Khi đó, bác sĩ trực tiếp thăm khám, chụp X-quang nắm rõ tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau đó đưa ra kết luận tình trạng răng của bạn có niềng được không và nên dùng phương pháp nào.
Các phương pháp niềng răng phổ biến
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau với ưu điểm vượt trội giúp điều chỉnh răng hô, thưa, móm, lệch lạc,… về đúng khớp cắn, an toàn và hiệu quả nhất.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài được chia thành hai loại chính là niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự đóng (tự khóa).
– Niềng răng mắc cài thường
Niềng răng mắc cài thường hay truyền thống có lịch sử lâu đời nhưng vẫn được các chuyên gia đánh giá cao. Nguyên lý hoạt động là đính các mắc cài cố định lên răng, dây cung sẽ nằm trên các răng và được cố định hai đầu bằng thun nha khoa.
Ưu điểm
- Dây cung có thể tạo ra lực kéo đủ lớn để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn
- Chi phí thường thấp hơn so với phương pháp khác
Nhược điểm
- Phần dây thun có thể không ổn định, sau một thời gian độ đàn hồi của dây bị giảm xuống, khả năng giữ dây cung bị ảnh hưởng
- Tính thẩm mỹ chưa cao do vẫn lộ dấu vết đeo khí cụ
- Sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong thời gian đầu khi bạn chưa quen
– Niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa
Niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa có sự khác biệt lớn với phương pháp truyền thống ở trên. Thay vì sử dụng dây thun, người ta dùng các chốt tự động. Những chốt này giúp cố định chặt chẽ phần dây cung bên trong rãnh mắc cài và giảm ma sát lên răng hiệu quả nhất.
Ưu điểm
- Chốt tự đóng có thể giữ dây cung chắc chắn hơn, không xảy ra tình trạng dây bị nhão hay mất đi độ đàn hồi
- Lực kéo luôn được duy trì sẽ hạn chế ảnh hưởng tiến độ dịch chuyển của răng, đảm bảo đúng như dự liệu của bác sĩ
- Cố định chắc chắn dây thun không gây ra ma sát giúp bạn đỡ cảm thấy ê buốt
- Thiết kế của mắc cài tự đóng cũng mỏng và gọn hơn rất nhiều so với mắc cài thường.
Nhược điểm
- Có thể vẫn còn lộ ra dấu vết của khí cụ
- Chi phí cao hơn so với mắc cài thường
Tham khảo: 2 thương hiệu niềng răng mắc cài chất lượng cho người niềng răng
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. Trong đó nổi tiếng là thương hiệu Invisalign đến từ Hoa Kỳ. Niềng răng Invisalign được thiết kế với chất liệu đặc biệt trong suốt có thể ôm sát khít vào bên trong khung hàm, tạo lực siết mà không cần đến mắc cài, không để lộ dấu vết chỉnh nha, hoàn toàn không vướng víu hay khó chịu.
Bộ khay niềng răng Invialign có khoảng 20- 48 khay khác nhau cho từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ giúp răng di chuyển từng chút một vô cùng nhẹ nhàng, thoải mái.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao nhất do không để lộ khí cụ
- Khay niềng mềm dẻo, ôm sát khít với răng cực kỳ thoải mái
- Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng
- Thoải mái vận động, vui chơi không sợ bung tuột
Nhược điểm
- Chi phí cao nhất trong các phương pháp chỉnh nha
Đọc thêm: Kinh nghiệm lựa chọn địa chỉ niềng răng trong suốt ở Hà Nội
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page